Khoan Giếng Công Nghệ Cao Nguyễn Hùng chúng tôi chuyên: khoan giếng tiếp địa, khoan giếng tiếp đất, khoan cọc tiếp địa, khoan giếng chống sét, khoan khảo sát công trình, khoan thăm dò, khoan khảo sát địa chất, đóng cọc tiếp địa, giếng chống sét, đóng cọc tiếp địa, khoan lỗ tiếp địa, khoan lỗ chống sét, khoan lỗ tiếp địa chống sét, … Tại An Giang và các vùng lân cận. Hotline: 0982.555.490
Khi khoan cọc tiếp địa người ta thường dùng cọc đồng đường kính từ 14mm trở lên, dài 2m. Chiều sâu và số lượng cọc tùy thuộc vào địa chất từng vùng, làm sao khi kiểm tra điện trở đo được dưới 10 Ohm. Các cọc phải nối với nhau bằng dây đồng, hàn hoặc bắt bằng bulon đồng. Dây tiếp đất này được nối với vỏ kim loại của các thiết bị điện trong nhà.
Lưu ý :
– Hiện nay trên thị trường hầu hết các thiết bị điện đều có dây nối đất qua plug cắm 3 chân, nên chỉ cần nối dây tiếp đất vào ổ cắm có 3 lỗ. Khi sử dụng cắm plug 3 chân vào ổ cắm 3 lỗ.
– Dây nối đất thường chỉ thị bằng màu xanh lá cây có sọc trắng.
Các bước lắp đặt hệ thống tiếp địa chống sét
Bước 1. Đào rãnh, hố hoặc khoan giếng tiếp đất.
Xác định vị trí làm hệ thống tiếp đất. Kiểm tra cẩn thận trước khi đào để tránh các công trình ngầm khác như cáp ngầm hay hệ thống ống nước.
Đào rãnh sâu từ 600mm đến 800mm, rộng từ 300mm đến 500mm có chiều dài và hình dạng theo bản vẽ thiết kế hoặc mặt bằng thực tế thi công.
Đối với những nơi có mặt bằng thi công hạn chế hoặc những vùng đất có điện trở suất đất cao thì phải áp dụng phương pháp khoan giếng, đường kính giếng khoan từ 50mm đến 80mm, sâu từ 20m đến 40m tùy theo độ sâu của mạch nước ngầm.
Bước 2. Chôn các điện cực xuống đất.
Đóng cọc tiếp đất tại những nơi qui định sao cho khoảng cách giữa các cọc bằng 2 lần độ dài cọc đóng xuống đất. Tuy nhiên, ở những nơi có diện tích làm hệ thống đất giới hạn thì có thể đóng các cọc với khoảng cách ngắn hơn (nhưng không được ngắn hơn 1 lần chiều dài cọc).
Đóng cọc sâu đến khi đỉnh cọc cách đáy rãnh từ 100mm đến 150mm.
Riêng cọc đất trung tâm được đóng cạn hơn so với các cọc khác, sao cho đỉnh cọc cách mặt đất từ 150 ~ 250mm để khi lắp đặt hố kiểm tra điện trở đất thì đỉnh cọc sẽ nằm bên trong hố.
Hóa chất làm giảm điện trở đất sẽ hút ẩm tạo thành dạng keo bao quanh lấy điện cực tăng bề mặt tiếp xúc giữa điện cực và đất giúp giảm điện trở đất và bảo vệ hệ thống tiếp đất.
Đổ hoá chất làm giảm điện trở đất dọc theo cáp đồng trần hoặc trước khi đóng cọc hãy đào sâu tại vị trí cọc có hố đường kính từ 200mm đến 300mm sâu 500mm tính từ đáy rãnh và hóa chất sẽ được đổ vào những hố này.
Rãi cáp đồng trần dọc theo các rãnh đã đào để liên kết với các cọc đã đóng.
Hàn hóa nhiệt KUMWELL (tham khảo ở phần hướng dẫn hàn KUMWELL) để liên kết các cọc với cáp đồng trần.
Trong trường hợp khoan giếng, cọc tiếp đất sẽ được liên kết thẳng với cáp để thả sâu xuống đáy giếng. Đổ hóa chất làm giảm điện trở đất xuống giếng, đồng thời đổ nước xuống để toàn bộ hóa chất có thể lắng sâu xuống đáy giếng.
Dây dẫn sét trực tiếp từ kim chống sét hoặc cáp tiếp đất từ bản đồng tiếp đất chính sẽ được liên kết vào hệ thống đất tại vị trí cọc trung tâm (vị trí hố kiểm tra điện trở đất).
Bước 3. Hoàn trả mặt bằng hệ thống tiếp đất
Lắp đặt hố kiểm tra điện trở đất tại vị trí cọc trung tâm sao cho mặt hố ngang với mặt đất.
Kiểm tra thử lại lần cuối các mối hàn và thu dọn dụng cụ.
Sau đó lấp đất vào các hố và rãnh, nện chặt và hoàn trả mặt bằng.
Đo điện trở tiếp đất của hệ thống, giá trị điện trở cho phép là < 10 W, nếu lớn hơn giá trị này thì phải đóng thêm cọc, xử lý thêm hóa chất giảm điện trở đất hoặc khoan giếng để giảm tới giá trị cho phép.